Pizza Hut (Mỹ) phát triển thêm món pho-mát thuần chay (vegan cheese) tại một số chi nhánh và McDonald’s ra mắt “McVegan burger” với phần nhân làm từ đậu nành.
Tại New York, Tyme, một “start-up” chuyên về thức ăn nhanh bổ dưỡng, đang làm thay đổi lĩnh vực này với những món ăn thuần chay tiện lợi, được bán trực tuyến với giá 10 USD. Sản phẩm của Tyme không được tiếp thị như là “vegan” mà được truyền thông là những món ăn tốt cho sức khỏe và hấp dẫn với thực khách.
Tại Anh, những cái tên như Nando’s, Wagamama đều đã đưa món chay vào thực đơn. Theo thông tin từ “Vegan Society” (tổ chức thiện nguyện cung cấp thông tin, hướng dẫn hỗ trợ lối sống thuần chay), số người theo lối sống thuần chay ở Anh đã tăng đến 360% trong vòng một thập niên, đặc biệt là ở khu vực thành thị và trong nhóm người trẻ từ 15-34 tuổi. Và không có gì ngạc nhiên khi mà nhà hàng thuần chay By Chloe của Mỹ sẽ mở chi nhánh đầu tiên ở nước ngoài tại London.
Tại châu Á, lối sống thuần chay cũng là một xu thế đang lên với các thị trường Trung Quốc, Singapore, Hong Kong… đều đang tăng trưởng ở mức cao. Tại Hong Kong, 22% dân số đảo quốc này được cho là đang theo chế độ ăn chay với một hình thức nào đó. Số lượng nhà hàng chay và thuần chay đã tăng gấp đôi trong vài năm qua, trong số đó có chi nhánh quốc tế đầu tiên của Beyond Meat Burger.
Tại Việt Nam rất nhiều các cửa hàng, nhà hàng thuần chay mọc lên trên khắp cả nước đặc biệt là tại Hố Chí Minh và Hà Nội. Các quán ăn bình dận, cho tới các của hàng chuyên thực phẩm chay được mở ra khá nhiều để phục vụ nhu cầu ăn chay đang tăng dần đặc biệt là trong tầng lớp trẻ tuổi.
Những gì đang diễn ra cho thấy thực phẩm thuần chay đang trở thành một tiêu chuẩn và nhiều người tiêu dùng thành thị đang muốn “vegan” xuất hiện trên thực đơn của họ. Và trong nhiều trường hợp, thực phẩm thuần chay không còn được tiếp thị là “vegan” mà hướng đến ý thức về sức khỏe và bảo vệ môi trường của người tiêu dùng.